Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

[Kinh nghiệm - Phỏng vấn] Bạn đã trả lời như thế nào cho câu "hãy giới thiệu về bạn"?






Bạn có biết: 98% các cuộc phỏng vấn tuyển dụng bắt đầu bằng câu "Hãy kể tôi nghe đôi điều về bạn" và nhiều ứng viên e ngại lời đề nghị này vì không biết cách trả lời sao cho phù hợp. Thật ra, chỉ cần một sự chuẩn bị tốt cùng chút sáng tạo và khéo léo thì đây sẽ là cơ hội để bạn tạo ấn tượng tốt về bản thân trong mắt nhà tuyển dụng (NTD) cũng như làm nổi bật những ưu điểm của bạn.


3 bí quyết sau sẽ giúp bạn có câu trả lời tốt cho lời đề nghị này.



Hãy kể những gì nhà tuyển dụng muốn biết


Theo Jane Cranston, một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp ở New York, sai lầm lớn nhất mà ứng viên thường mắc phải là cứ ngỡ NTD muốn biết về cá nhân họ khi nói "Hãy kể tôi nghe đôi điều về bạn." Vì thế, họ bắt đầu kể "tràng giang đại hải" về tiểu sử bản thân, sở thích và thói quen của mình. Thật ra, điều NTD thật sự muốn biết là liệu bạn có thể làm tốt công việc, hòa hợp được với tập thể hay không, từng đạt những thành tích nào và có thể đóng góp những gì cho công ty.

Ứng viên không nên nói nhiều về bản thân họ mà hãy dành thời gian nói về công việc gần đây nhất của họ và nhấn mạnh kinh nghiệm họ đã có để có thể ứng tuyển vào vị trí này. Đây là mới là vấn đề NTD quan tâm nhất.
Melanie Szlucha, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp của Red Inc, có một sự so sánh rất thú vị. "Hãy hình dung phần trình bày của bạn cho đề nghị này giống như đoạn trailer cho một bộ phim (movie trailer). Những đoạn trailer này tuy không dài nhưng đủ hấp dẫn để người xem theo dõi và khám phá. Vì thế, hãy trả lời một cách sáng tạo và cung cấp nhiều thông tin đáng chú ý nhất về bạn, giúp NTD có cảm hứng tiếp tục đặt những câu hỏi khác nhằm hiểu bạn hơn."

Đừng liệt kê, hãy kể chuyện!


Theo Greg Maka, giám đốc điều hành của 24/7 Marketing - một công ty chuyên cung cấp các giải pháp về marketing và giao tế nhân sự, nếu bạn có thể giới thiệu những ưu điểm và thành tích của bạn bằng cách kể một câu chuyện thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều. Ví dụ: nếu kiên trì là một trong những ưu điểm của bạn thì hãy kể cho NTD nghe một câu chuyện ngắn về quá trình bạn đã kiên trì thực hiện một dự án do bạn đề xướng trong những công việc trước đây. Như vậy, bạn sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ cho NTD hơn là chỉ nói chung chung: "Sự kiên trì là ưu điểm lớn nhất của tôi"

Thời gian là vàng bạc!


Theo Maureen Anderson, người phụ trách chương trình phát thanh The Career Clinic, đối với câu "Hãy kể tôi nghe đôi điều về bạn", bạn chỉ cần trả lời ngắn gọn và cô đọng trong chừng 2-3 phút là được. Để phần trình bày của bạn vừa ngắn gọn vừa đủ ý thì trước buổi phỏng vấn, bạn nên viết những ý tưởng của bạn ra giấy, tập trình bày và tính thời gian; sau đó chỉnh sửa nội dung câu trả lời rồi làm lại quy trình. Cứ như thế cho đến khi bạn hài lòng về cả nội dung lẫn thời gian.

Tóm lại, nếu bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng thì không việc gì phải e ngại câu "Hãy kể tôi nghe đôi điều về bạn." Hãy xem đây là cơ hội "vàng" để bạn tạo ấn tượng tốt với NTD ngay từ đầu cũng như giúp bạn thêm tự tin với những câu hỏi kế tiếp trong buổi phỏng vấn.

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

[Cao học - Sách] Software Abstractions: Logic, Language, and Analysis

Đang nghiên cứu về Alloy, tình cờ tìm được cuốn sách hay của Daniel Jackson, cha đẻ của Alloy, một ngôn ngữ nhỏ gọn dùng để phân tích tự động mô hình.










Software Abstractions
Logic, Language, and Analysis
Daniel Jackson

In Software Abstractions Daniel Jackson introduces a new approach to software design that draws on traditional formal methods but exploits automated tools to find flaws as early as possible. This approach—which Jackson calls "lightweight formal methods" or "agile modeling"—takes from formal specification the idea of a precise and expressive notation based on a tiny core of simple and robust concepts but replaces conventional analysis based on theorem proving with a fully automated analysis that gives designers immediate feedback. Jackson has developed Alloy, a language that captures the essence of software abstractions simply and succinctly, using a minimal toolkit of mathematical notions. The designer can use automated analysis not only to correct errors but also to make models that are more precise and elegant. This approach, Jackson says, can rescue designers from "the tarpit of implementation technologies" and return them to thinking deeply about underlying concepts.

Software Abstractions introduces the key elements of the approach: a logic, which provides the building blocks of the language; a language, which adds a small amount of syntax to the logic for structuring descriptions; and an analysis, a form of constraint solving that offers both simulation (generating sample states and executions) and checking (finding counterexamples to claimed properties). The book uses Alloy as a vehicle because of its simplicity and tool support, but the book's lessons are mostly language-independent, and could also be applied in the context of other modeling languages.

About the Author

Daniel Jackson is Professor in the Department of Electrical Engineering and Computer Science and leads the Software Design Group at the Computer Science and Artificial Intelligence Lab at MIT.


Links:


Software Abstractions - Logic, Language, and Analysis (tuyendungit)


 


Nếu bạn phát hiện link nào không thể download được, vui lòng báo cho tôi theo địa chỉ email: dotri84@yahoo.com . Tôi sẽ update lại link hoặc gởi ebook trực tiếp cho bạn. Cám ơn. (If you discover any broken links, please notice to me at dotri84@yahoo.com . I will update links or send ebooks directly to you. Thanks.)

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

[Kinh nghiệm - Lương bổng] Làm thế nào để biết mức lương nhà tuyển dụng có thể trả cho bạn?





Bạn trả lời như thế nào khi nhà tuyển dụng (NTD) hỏi :"Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?" Thật là khó phải không? Đưa ra mức lương quá cao thì có thể sẽ không được nhận vào làm, còn nếu đề nghị mức thấp thì bạn cảm thấy không xứng tầm với khả năng của mình. Sẽ có nhà tuyển dụng hiểu bạn không muốn đưa ra một câu trả lời trực tiếp. Tuy nhiên vẫn có nhà tuyển dụng cần bạn tiết lộ con số bạn mong muốn.

Dưới đây là ba cách hiệu quả để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi trên.

Hỏi thêm trước khi trả lời

Nguyên tắc đầu tiên là bạn không nên trả lời ngay câu hỏi trên. Hãy nhớ rằng khi NTD hỏi mức lương mong muốn, nhiều khả năng bạn đã là "người-được-chọn". Hãy tìm hiểu thêm chi tiết về công việc (nếu bạn chưa có nhiều cơ hội để tìm hiểu trong quá trình trao đổi) để có thể đề nghị một mức lương phù hợp.

- Cơ hội để bạn học hỏi, phát triển và thăng tiến?

- Trách nhiệm công việc (kể cả khoản ngân sách bạn sẽ phải quản lý hoặc doanh số bạn phải chịu)?


- Số lượng nhân viên bạn sẽ quản lý (nếu có)?

- Những chương trình phúc lợi cho nhân viên?

Những câu hỏi về chi tiết công việc thể hiện sự nghiêm túc và quan tâm của bạn đối với cơ hội được làm việc với công ty. Điều đó sẽ ghi thêm điểm cho bạn. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ai thật sự quan tâm đến công việc, họ sẽ chia sẻ thêm những thông tin hữu ích giúp bạn có thể đưa ra một mức lương phù hợp. Lý tưởng hơn, bạn có thể khéo léo chen vào câu hỏi về mức lương dành cho vị trí này trong quá trình trao đổi.

Hãy để nhà tuyển dụng thay bạn trả lời

Bạn cũng có thể áp dụng thuật "đi vòng", nghĩa là chuyển buổi nói chuyện theo một hướng khác rồi khéo léo quay trở lại vấn đề NTD đang hỏi. Nếu bạn thật sự chưa thể nghĩ ra một con số cụ thể, hãy biến câu trả lời thành một cơ hội để giới thiệu thêm về định hướng của bạn cho nhà tuyển dung. Một ví dụ cho câu trả lời của bạn:"Qua trao đổi với anh/chị, tôi thật sự rất thích môi trường làm việc của công ty cũng như những thử thách của công việc này. Tôi mong muốn trở thành một thành viên và đóng góp vào sự phát triển của công ty. Đối với tôi, cơ hội học hỏi và phát triển để trở thành một kế toán trưởng trong vòng ba năm tới cũng như môi trường làm việc thân thiện, cởi mở là điều tôi quan tâm nhất hiện tại. Và thật sự tôi nghĩ đây chính là một cơ hội dành cho mình. Nếu có thể, anh/chị vui lòng cho tôi biết mức lương dành cho vị trí này?".

Với cách trả lời này, bạn tạo được một không khí thân thiện với NTD, và nhất là tránh được câu trả lời trực tiếp.

Hãy chuẩn bị những câu trả lời như vậy, nhưng phải dựa vào thông tin bạn có được trong suốt quá trình trao đổi với nhà tuyển dụng. Tuyệt đối tránh sử dụng một "câu trả lời mẫu" cho tất cả nhà tuyển dụng khác nhau. Họ sẽ biết ngay là bạn đã học thuộc lòng. Và bạn sẽ bị mất điểm.

Quan trọng hơn, "biết người biết ta"

Bạn nên tìm hiểu về thị trường lương thực tế trước khi đi phỏng vấn. Có thể tìm hiểu từ bạn bè, người thân, từ network của mình để biết thêm khoảng lương cho vị trí bạn đang ứng tuyển. Tuy nhiên, hãy thực tế! Cùng một vị trí, chẳng hạn kế toán trưởng, nhưng công ty nước ngoài sẽ trả khác công ty trong nước, ngành hàng tiêu dùng nhanh sẽ khác ngành dịch vụ, công ty tại Tp. Hồ Chí Minh hay Hà Nội sẽ có mức lương khác với các công ty tại khu công nghiệp.

Những thông tin này sẽ giúp bạn tư tin hơn, cảm thấy thoải mái hơn trước khi bước vào buổi phỏng vấn. Tôn Tử đã từng nói "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng."

Khi đươc hỏi "bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?", bạn đừng đưa ra một mức cụ thể - "Tôi nghĩ 10 triệu đồng". Bạn nên đưa ra một khoảng. Nếu bạn nghĩ mình xứng đáng với 10 triệu, bạn nên trả lời "Với những chi tiết công việc như anh/chị đã trao đổi với em, em nghĩ mức lương từ 9 triệu đến 11 triệu là hợp lý."

Nhiều người sau khi nhận được lời mời đi làm vẫn cảm thấy không vui, họ ước gì họ đã thương lượng thêm về phần lương và phúc lợi. "Ước gì tôi đã nói thêm điều này, điều kia thì chắc chắn lương của tôi có thể cao hơn" là những lời "than vãn" của những người vội vàng thỏa thuận mức lương.

Còn bạn thì sao? Đã bao giờ bạn rơi vào trường hợp đó chưa? Đừng bao giờ để mình rơi vào tình huống đó. Còn một khi bạn đã không chuẩn bị kỹ khi đàm phán về lương, hãy coi đó là một kinh nghiệm đáng giá, và quên điều đó đi. Thay vì than vãn, tỏ vẻ tiếc nuối, bạn nên tập trung vào công việc hiện tại, mở rộng phạm vi trách nhiệm của mình, thể hiện thái độ làm việc tích cực, và đến kỳ đánh giá hiệu quả công việc và điều chỉnh lương tiếp theo, bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.

[Kinh nghiệm - Phỏng vấn] Những lưu ý khi phỏng vấn xin việc qua Skype

Việc Microsoft bỏ ra 8,5 tỉ USD để mua Skype sẽ khiến cho dịch vụ này ngày càng phổ biến trên thế giới. Và trong tương lai, phỏng vấn qua Skype sẽ thay thế hình thức phỏng vấn qua điện thoại thông thường. Những kinh nghiệm bên dưới đây hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn khi phải trải qua những cuộc phỏng vấn đặc biệt như thế.

 







 



1. Sử dụng tên đăng nhập chuyên nghiệp

Cũng giống như địa chỉ email bạn dùng trong công việc, tài khoản Skype không thể có một cái tên “ dân dã” như hotboy2011, girllikesparty… Điều đó sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là một người không chuyên nghiệp.

2. Luyện tập nói trước máy tính

Trước khi tham gia cuộc phỏng vấn qua Skype, hãy chắc chắn rằng bạn đã quen với công nghệ mới này. Hãy luyện tập nói trước máy tính hoặc nhờ bạn bè/ người thân cùng bạn thực hiện một cuộc phỏng vấn thử qua Skype.

3. Cài đặt đúng chế độ

Bạn cần phải chắc chắn rằng người phỏng vấn sẽ sẽ nhìn thấy mình một cách rõ ràng mà không bị mờ, không có tiếng ồn, vật làm xao nhãng. Rosenthal lưu ý: "Bạn không nên để đèn phía đằng sau chỗ ngồi của mình bởi nó có thể làm tối khuôn mặt của bạn".

4. Ngăn chặn sự ngắt quãng

Hãy tắt điện thoại di động khi phỏng vấn qua Skype. Nếu bạn phỏng vấn ở nhà, hãy đảm bảo người thân hay vật nuôi không gây tiếng ồn. Một cuộc phỏng vấn gián đoạn liên tục bởi tiếng trẻ con khóc hay chó sủa sẽ khiến bạn mất điểm nghiêm trọng với nhà tuyển dụng.

5. Không di chuyển nhiều

Bạn không được di chuyển quá gần hoặc quá xa màn hình máy tính bởi người phỏng vấn có thể coi đó là một sự xao nhãng. Với âm lượng cũng vậy, hãy kiểm tra với người bên kia để đảm bảo bạn không nói quá to hoặc quá nhỏ.

6. Liên lạc qua ánh mắt

Ánh mắt là yếu tố quan trọng khi giao tiếp, kể cả khi phỏng vấn qua màn hình máy tính. Nhìn chằm chằm vào màn hình thay vì nhìn vào camera sẽ khiến bạn có vẻ không thành thật. Nhưng bạn cũng không nên nhìn không chớp mắt vào camera bởi như vậy trông thật kì quái.

7. Cố gắng ghi âm lại

Một trong những lợi ích khi phỏng vấn quá Skype đó là bạn có thể ghi âm lại cuộc đối thoại giữa bạn và người tuyển dụng. Việc ghi âm lại sẽ giúp bạn có thể xem lại phản ứng của mình đồng thời nhận thấy được những khuyết điểm để khắc phục trong những cuộc phỏng vấn sau này. Nó sẽ giúp bạn không mất thời gian ghi chép trên giấy những ý quan trong trong suốt buổi phỏng vấn.

8. Đừng hoảng loạn nếu bạn bị mất kết nối Internet

Chuyện mất kết nối là chuyện bình thường ở Việt Nam. Người phỏng vấn sẽ biết chuyện gì đang xảy ra với Skype. Và nếu nó xảy ra khi bạn đang phỏng vấn ? Hãy hít thở sâu vài phút và chờ ông ấy hoặc cô ấy gọi lại. Nếu trong 5 phút mà bạn không thấy gọi lại ? Bạn hãy gọi lại nhé, đừng chần chừ.

9. Nói cám ơn

Và hãy làm điều đó khi bạn đang nhìn vào webcam nhé.

"Giống như phỏng vấn trực tiếp, ấn tượng đầu tiên có vai trò rất quan trọng. Do đó, dù bạn phỏng vấn tại nhà, hãy ăn mặc gọn gàng và chuyên nghiệp. Nếu có thể, bạn nên mặc như khi đi phỏng vấn trực tiếp", Rothenthal đưa ra lời khuyên.

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

[Kinh nghiệm - Phỏng vấn] Phỏng vấn qua điện thoại - Nên và không nên





Hiện nay để tiết kiệm thời gian phỏng vấn trực tiếp ứng viên, nhà tuyển dụng thường sử dụng hình thức phỏng vấn qua điện thoại. Đây là một cách hiệu quả để giúp họ kiểm tra sơ bộ năng lực và khả năng giao tiếp của ứng viên. Tuy nhiên, các ứng viên thường không hiểu rõ vai trò của buổi nói chuyện quan trọng này nên thường đánh mất cơ hội được chọn vào các vòng phỏng vấn trong. Vì vậy, để nắm chắc cơ hội thành công, bạn cần nắm vững những điều nên và không nên làm khi tham gia phỏng vấn qua điện thoại.




Nên


- Thực tập phỏng vấn. Sự lưu loát và tự tin trước nhà tuyển dụng đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy bạn có thể nhờ người thân hoặc bạn bè đóng vai nhà tuyển dụng và đưa ra các câu hỏi và tình huống cụ thể cho bạn trả lời. Bạn nên nhờ họ nhận xét xem giọng bạn có run quá không, bạn nói thế nào, có đủ nghe hay quá to…

- Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác. Đây có thể xem là lần nói chuyện đầu tiên và chính thức của bạn với nhà tuyển dụng. Hãy tận dụng cơ hội này để cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin, cũng như trình bày thêm những gì mà hồ sơ tìm việc của bạn có thể chưa nói hết được.

- Chủ động để xưng hô tự tin. Đừng để người phỏng vấn và chính bạn mơ hồ về tuổi tác và giới tính của nhau. Bạn hãy chủ động giới thiệu về mình và hỏi người phỏng vấn xem bạn nên xưng hô với họ thế nào.

- Chọn không gian yên tĩnh. Đừng trả lời phỏng vấn ở những nơi quá ồn ào vì bạn sẽ không thể nghe hết những gì nhà tuyển dụng nói. Hãy chọn một nơi yên tĩnh và tiện lợi, chuẩn bị sẵn một chiếc ghế, bàn, một tờ giấy, một cây bút...

- Đặt hồ sơ tìm việc trước mặt. Phỏng vấn qua điện thoại là cơ hội để bạn chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn là người xứng đáng được phỏng vấn trực tiếp. Vì vậy hãy chuẩn bị cẩn thận. Nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi những câu hỏi để kiểm tra lại những gì bạn đã ghi trong hồ sơ tìm việc. Vì dụ như: "Tôi thấy trong hồ sơ bạn đã ghi rằng bạn có kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực Marketing, vậy bạn có thể tóm tắt lại những gì đã làm trong thời gian đó?". Hồ sơ tìm việc đặt sẵn sẽ giúp bạn không rơi vào tình cảnh bối rối vì không nhớ hết những việc mình đã làm. Nhìn vào hồ sơ, tóm tắt sơ lược những công việc mình đã đảm nhiệm và đừng quên nhấn mạnh vào những thành tích nổi bật bạn đã đạt được. Lưu ý rằng, những kinh nghiệm hay thành tích này phải phù hợp với yêu cầu của công việc bạn đang phỏng vấn.

- Nói rõ ràng. Hãy đảm bảo rằng bạn trả lời phỏng vấn một cách rõ ràng, và bạn cũng nghe rõ những điều người phỏng vấn nói.

- Đứng khi trả lời phỏng vấn. Theo các chuyên gia thì ở tư thế đứng bạn sẽ trả lời một cách dễ dàng hơn. Nhưng nếu cuộc nói chuyện kéo dài, bạn có thể ngồi một chút rồi lại đứng dậy.

- Kết thúc buổi phỏng vấn ấn tượng. Cũng giống như phỏng vấn trực tiếp, hãy tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ở bên kia đầu dây bằng những câu hỏi mà bạn đã chuẩn bị. Và cũng đừng quên cảm ơn nhà tuyển dụng bạn nhé!

Không nên



- Nói không ngớt. Nếu bạn đã trả lời xong câu hỏi của mình mà người phỏng vấn không hỏi tiếp thì bạn cũng không nên huyên thuyên để “chữa cháy”. Có thể họ đang dành thời gian để bạn nói hết suy nghĩ của mình. Hoặc cũng có thể họ đang phân tích câu trả lời của bạn.

- Hắt hơi hay ho. Nếu bạn không thể kiềm chế được thì nên xin lỗi người phỏng vấn trước, rồi để máy nghe xa ra.

- Tỏ vẻ hoảng hốt. Đừng thể hiện như vậy khi người phỏng vấn hỏi bạn những điều bạn chưa chuẩn bị hoặc chưa kịp nghĩ ra. Trong trường hợp này, bạn hãy yêu cầu nhà tuyển dụng cho bạn vài phút suy nghĩ. Bạn biết không sự thiếu tự tin có thể thể hiện qua giọng nói và hơi thở của bạn đấy.

- Ăn uống. Đây là điều đại kỵ trong khi tham gia phỏng vấn qua điện thoại. Nhai nhóp nhép khi nói chuyện điện thoại bình thường đã là kém lịch sự rồi, huống chi đây là buổi phỏng vấn. Tránh nhai cả kẹo cao su bạn nhé!

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

[Kinh nghiệm] Ứng phó với cuộc gọi phỏng vấn bất ngờ





Tình huống dưới đây, mình có một người bạn đã trải qua khi nộp đơn cho TSB - Total Soft Bank Ltd. Có thể bạn đang ngủ trưa, có thể bạn đang làm việc ở công ty, có thể bạn đang đi ngoài đường, một cuộc gọi đến bạn và yêu cầu phỏng vấn bạn. Thật khó cho bạn trong những tình huống như thế. Hy vọng bài này sẽ cho bạn cách giải quyết thích hợp nhất trong những tình huống oái ăm ấy :)





"Thân gửi Trí & Tuấn
Tuần trước tôi bất ngờ nhận được cuộc gọi từ công ty ứng tuyển. Nhà tuyển dụng hỏi rằng liệu chị ấy có thể phỏng vấn tôi ngay lúc đó được không. Do quá bất ngờ nên tôi đã nhận lời đồng ý. Nhưng sau cuộc phỏng vấn, tôi nghĩ mình đã bị loại vì không nhận được bất kỳ thông tin nào từ phía công ty nữa. Vậy tôi phải làm thế nào khi gặp phải tình huống này?" - Trọng





Tuấn: Khi khách hàng hỏi tôi những câu hỏi tương tự như vậy, tôi luôn khuyên họ hãy sẵn sàng cho những cuộc gọi phỏng vấn như vậy kể từ ngày nộp đơn xin việc. Bởi sau đó, bạn sẽ không biết trước được khi nào sẽ nhận được những cuộc gọi như thế từ các nhà tuyển dụng.


Trong trường hợp bạn chưa được chuẩn bị trước, hãy cứ tự tin trả lời và hi vọng mọi chuyện sẽ diễn ra tốt đẹp hoặc bạn có thể xin phép rời lịch hẹn phỏng vấn sang ngày khác, nhưng điều này sẽ rất rủi ro vì có thể nhà tuyển dụng sẽ không còn để mắt đến bạn nữa.


Trí: Và đó không chỉ là rủi ro duy nhất bạn sẽ gặp phải. Nếu bạn là người đang tìm kiếm công việc, bạn phải tự quảng cáo bản thân mình như một nhân viên kinh doanh đang chào bán sản phẩm.


Do đó hãy hình dung, nếu bạn đến gặp một nhân viên kinh doanh xe ô tô của hãng Toyota chẳng hạn. Bạn nói: "Tôi đang muốn mua 1 chiếc xe ô tô mới, tôi có thể hỏi anh 1 số thông tin được không? Và người bán hàng trả lời: “Tôi cần thời gian để suy nghĩ đã. Tôi sẽ nói chuyện với anh sau".


Liệu bạn có còn muốn gặp gỡ người bán hàng đó nữa hay không? Tất nhiên câu trả lời là không vì bạn muốn nhận được sự tư vấn từ những người am hiểu về hãng xe và sẵn sàng trả lời những câu hỏi bạn cần giải đáp.


Đó là lý do bạn nên ứng phó với những cuộc gọi phỏng vấn bất ngờ như vậy.


Tuấn: Hoặc nếu bạn cảm thấy không hoàn toàn hiểu rõ về công ty, hãy nói với nhà tuyển dụng rằng bạn có một cuộc hẹn và hỏi xem có thể gọi lại cho anh ấy/cô ấy sau 1 tiếng nữa không. Việc này sẽ cho phép bạn có thời gian chuẩn bị và hi vọng vẫn có thể cho bạn cơ hội cạnh tranh với các ứng viên khác.


Trí: Và tất nhiên, bạn cũng có thể trả lời rằng: "Có một vài điểm tôi rất ấn tượng về quí công ty và đã ghi chép lại trong cuốn sổ tay cá nhân, nhưng tôi lại không mang theo nó ngay lúc này. Ông có phiền nếu tôi gọi lại sau 1 vài phút nữa không hay chúng ta vẫn sẽ tiếp tục cuộc phỏng vấn?". Họ sẽ chọn phương án trả lời sau, nhưng bằng cách hỏi câu hỏi này, bạn sẽ để lại 1 số ấn tượng trước khi cuộc phỏng vấn thực sự bắt đầu.

[Kinh nghiệm - Nhà tuyển dụng] Nhân viên nghỉ việc ? Hành động ngay trước khi quá muộn!







Tuyển dụng luôn là một quy trình khiến bạn hao tốn nhiều tiền của, thời gian và công sức. Vì thế, khi đã xây dựng được một tập thể làm việc hiệu quả, bạn đương nhiên không bao giờ muốn họ ra đi.


Các dạng nghỉ việc


Nắm bắt được xu hướng nghỉ việc của nhân viên sẽ giúp hiểu được lý do họ ra đi và có các biện pháp phòng ngừa điều tương tự xảy ra trong tương lai.


* Nghỉ việc theo mùa vụ


Chúng ta thường thấy nhân viên xin nghỉ việc vào những thời điểm nhất định trong năm, chẳng hạn sau một giai đoạn kinh doanh phát đạt. Điều này thường xảy ra với những nhân viên có lương chủ yếu dựa vào hoa hồng. Đó là vì họ muốn theo đuổi môi trường và thị trường mà họ có thể duy trì cơ hội kiếm tiền.


* Nghỉ việc do thiếu cơ hội thăng tiến


Đôi lúc bạn có thể rơi vào một cái vòng luẩn quẩn của việc tuyển dụng. Đó là khi nhân viên đã khẳng định được năng lực của mình, họ quyết định ra đi vì không còn thấy triển vọng phát triển xa hơn trong công ty.


* "Tháo chạy" hàng loạt


Đây là tình huống xấu nhất cho một doanh nghiệp. Một số lượng lớn nhân viên quyết định nghỉ việc cùng một lúc vì nhiều lý do như không hòa hợp với một người quản lý mới, bất đồng về lương bổng với công đoàn, hoặc nghe thấy tin tức về những khó khăn tài chính tiềm ẩn trong ngành bạn đang kinh doanh.


Giảm thiểu số lượng nhân viên ra đi


Nhiều nhân tố khiến nhân viên ra đi kể trên nằm ngoài sự kiểm soát của bạn, nhưng vẫn có những biện pháp nhất định bạn có thể áp dụng để giảm bớt lượng nhân viên xin nghỉ việc.


* Gia tăng hiệu quả của việc tuyển dụng


Bạn đang tuyển dụng nhân sự cho hiện tại hay cho tương lai? Tốt nhất là bạn hãy tuyển dụng những người linh hoạt, có thể đáp ứng các nhu cầu (thường thay đổi theo thời gian) của hoạt động kinh doanh.


* Giao tiếp với nhân viên


Không có gì làm người ta khó chịu hơn một bầu không khí khép kín trong doanh nghiệp. Vì thế, hãy cởi mở với nhân viên của bạn, chia sẻ tầm nhìn về tương lai của doanh nghiệp và chỉ cho họ thấy họ phù hợp với mục tiêu tổng thể như thế nào.


* Lắng nghe nhân viên


Bạn nên khuyến khích nhân viên thành lập một công đoàn có thể thảo luận những vấn đề liên quan đến họ và bầu ra một người đại diện để đối thoại với ban quản trị. Bạn sẽ không thể chấp nhận tất cả những đề xuất của họ, nhưng ít nhất cần cho họ thấy bạn đã xem xét chúng một cách nghiêm túc. Bạn cũng nên nghiên cứu việc tiến hành các cuộc khảo sát ngầm để tìm hiểu tâm tư tình cảm đích thực của nhân viên.


* Tăng phúc lợi


Nhân viên luôn thích được tăng lương. Tuy nhiên, ngoài tăng lương ra, bạn còn có thể làm nhiều điều khác để động viên tinh thần làm việc của nhân viên. Những chính sách động viên của bạn nên phù hợp với những vấn đề công ty đang gặp phải. Chẳng hạn, nếu cảm thấy sự thiếu cân bằng giữa cuộc sống và công việc là nguyên nhân khiến nhiều nhân viên ra đi, bạn có thể tăng số ngày phép cho nhân viên.


* Khen thưởng


Bạn nên thường xuyên thể hiện sự trân trọng của bạn với nhân viên bằng các hình thức như tổ chức cuộc thi “Nhân viên xuất sắc nhất trong tuần” hoặc tăng mức thưởng khi đạt mục tiêu. Lưu ý là bạn phải công bằng trong việc khen thưởng để nhân viên không cảm thấy bất mãn.


* Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực


Những chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thường xuyên sẽ chứng tỏ cho nhân viên thấy bạn quan tâm đến tương lai của họ. Hãy yêu cầu nhân viên quản lý gặp trực tiếp từng người trong nhóm để tìm hiểu tâm tư của nhân viên về công việc, tương lai và môi trường làm việc.


* Tổ chức các sự kiện xã hội


Trong những doanh nghiệp thành công nhất luôn tồn tại tình đồng nghiệp gắn bó giữa các nhân viên. Tuy nhiên, việc cung cấp cơ hội để nhân viên của bạn tiếp xúc với nhau bên ngoài công ty hoàn toàn khác với việc tạo ra những niềm vui mang tính cưỡng ép. Nếu bạn tạo điều kiện để nhân viên tham gia vào quy trình hoạch định tổ chức các sự kiện, bạn sẽ tạo ra được những sự kiện mà họ thật sự muốn tham gia.


Làm gì khi nhân tài muốn ra đi?


Trong khi tình trạng nghỉ việc thường xuyên là điều có thể phòng ngừa và ngăn chặn ở một mức độ nào đó, thỉnh thoảng bạn sẽ phải đối mặt với những trường hợp nghỉ việc ngoài mong đợi, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công ty. Đây là lúc bạn cần vận dụng kỹ năng thương lượng của mình. Nếu một nhân viên quyết định xin nghỉ việc, tốt nhất là bạn để họ đi. Tuy nhiên, nếu cảm thấy công ty không thể thiếu họ được, bạn hãy cố gắng hết sức để giữ họ lại.


Đầu tiên, hãy tìm hiểu tại sao họ lại muốn ra đi. Có phải họ muốn nắm bắt một cơ hội mới quá hấp dẫn? Có phải họ nghỉ việc chỉ vì tiền? Có phải họ nghỉ việc để đi làm từ thiện ở vùng sâu vùng xa? Bạn cần phân tích lý do và tìm cách thay đổi ý muốn ra đi của họ.


Nếu không thuyết phục được họ ở lại, bạn cần tổ chức một cuộc phỏng vấn thôi việc (exit interview) với nhân viên sắp ra đi. Như vậy, bạn sẽ có thể thu nhận được một số ý kiến chân thật và thẳng thắn về hoạt động của công ty bạn. Qua đó, bạn sẽ biết mình có thể thay đổi điều gì để ngăn ngừa tình trạng này trong thời gian sắp tới.
Cũng có những trường hợp bạn lại muốn khuyến khích nhân viên nghỉ việc. Nếu nhân viên đã làm việc ở một phòng ban trong nhiều năm và hiện đã cạn kiệt ý tưởng sáng tạo, có lẽ đã đến lúc bạn cân nhắc việc tìm kiếm những “dòng máu” mới. Tuy nhiên, nếu bạn không có ngân sách để tuyển dụng nhân sự mới thì sao?


Đương nhiên, bạn không muốn vướng vào rắc rối với pháp luật khi sa thải nhân viên, nhưng vẫn có những việc bạn có thể làm để khiến nhân viên cảm thấy đã đến lúc họ nên ra đi. Chẳng hạn, thay vì giảm bớt công việc hiện tại của họ, hãy giao những việc có tính chất mới mẻ cho người khác. Người ta sẽ nhanh chóng chán nản khi không tìm thấy điều gì thú vị trong công việc cũ rích của mình.


(Theo hiring.monster.co.uk)

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

[Tiếng Anh - Kinh nghiệm] Những sách IELTS mình dùng để tự luyện

Do thời gian mình luyện thi không nhiều, chừng 2 tuần sau khi đăng ký thi bên British Council nên không có thời gian để luyện qua hết các sách. Bên cạnh đó mình còn phải làm 8 tiếng ở công ty nữa, nên mình chỉ tập trung vào luyện tập các bài test để quen dạng, bên cạnh đó đọc thêm các sách về Writing vì đây là phần mình cho là khó. Nếu có thời gian tốt nhất các bạn nên đến các trung tâm để luyện thêm cách skill về Writing nhé.


Dưới đây là các sách mình đã dùng, và theo mình đánh giá đây là những cuốn rất hay, phù hợp cho những người muốn luyện nhanh IELTS.




*** Cambridge IELTS 8 ***





Book details
* Paperback: 176 pages
* Publisher: Cambridge University Press (3 Mar 2011)
* Language English
* ISBN-10: 9780521173780
* ISBN-13: 978-0521173780
* ASIN: 0521173787
* Product Dimensions: 24.6 x 18.9 x 1.1 cm
Link download:
Sách: http://www.mediafire.com/?3exxhxe8r58ahl8 (3.92MB)
CDs: http://www.mediafire.com/?vtn19uq3i2wr13q (93.35MB)
Pass: panda408

*** Cambridge IELTS 7 ***





Cambridge IELTS 7 Student's Book with Answers
BOOK: Publisher: Cambridge University Press | Language: English | ISBN-10: 0521739179 | ISBN-13: 978-0521739177 | PDF | 178 Pages | 35MB | Audio: MP3 | 265 Kbs | 121MB | 2009
Product Description
Cambridge IELTS 7 contains four authentic IELTS papers from Cambridge ESOL, providing excellent exam practice. The Student's Book with answers provides students with an excellent opportunity to familiarise themselves with IELTS and to practise examination techniques using authentic test material prepared by Cambridge ESOL. This book contains four complete tests for Academic candidates, plus extra Reading and Writing modules for General Training candidates. An introduction to these different modules is included in each book, together with an explanation of the scoring system used by Cambridge ESOL. A comprehensive section of answers and tapescripts makes the material ideal for students working partly or entirely on their own.
Book Description
Cambridge IELTS 7 contains four authentic IELTS papers from Cambridge ESOL, providing excellent exam practice.
Download (Book + CDs): http://www.mediafire.com/?gzmjwtmymxm

*** Visuals: Writing about Graphs, Tables and Diagrams (Gabi Duigu) ***





Book: Visuals: Writing about Graphs, Tables and Diagrams
Author: Gabi Duigu
Publisher: Academic English Press, 2001
File size: 7.83 MB
File type: Rar'ed PDF
The language needed for writing about visuals such as graphs and tables is quite complex in English. For students taking the IELTS Academic Module, the Writing Task I presents a number of challenges. University students and others writing reports also often need assistance to be able to describe graphs and diagrams accurately.
Link download:
Sách: http://rapidshare.com/files/199404744/Visuals_Writing_about_Graphs__Tables_and_Diagrams.rar
(8.8MB)




*** Essay Writing for English Tests (Gabi Duigu) ***





Essay Writing for English Tests helps students address all the stages of essay writing. It is written for students sitting the IELTS examination and other tests such as TOEFL.
Topics covered include finding the right ideas, organising ideas and using the right language. Explanations are given of the principles of essay writing. Models and examples are included.
Link download:
Sách:
*** http://www.mediafire.com/?58ewgbpwuv4cwie (6.07MB)
*** http://rapidshare.com/files/393254018/EWFET_Gabi_duig.pdf




*** Essay Writing for English Tests (Gabi Duigu) ***





This book is for students preparing for the Writing Test in the Academic Module of the International English Language Testing System (IELTS), which is administered by the British Council, the University of Cambridge Local Examinations Syndicate (UCLES) and IELTS Australia.

The book is aimed at those candidates aiming to achieve a Band Score of 6 or more in the Academic Writing component in IELTS.

The book contains six sections:

Section I: Writing Practice for Task I
Section 2: Writing Practice for Task 2
Section 3: Checking and Editing
Section 4: Practice Writing Tests
Key
Appendix
Link download:
Sách:
*** http://www.mediafire.com/?v7ob2c7gunb27bc (13.88MB)

[Tiếng Anh - Kinh nghiệm] Tự học IELTS để được kết quả cao (Phần 1 - Giới thiệu)

Đây là phần mở đầu cho loạt bài nói về phương pháp tự học để thi IELTS. Mỗi người sẽ rút được kinh nghiệm thi cho mình sau khi trải qua kỳ thi này. Dưới đây chỉ là kinh nghiệm lượm lặt được của mình sau khi trải qua kỳ thi IELTS này 29/05 vừa qua.

Để đi du học, điều đầu tiên ai cũng phải chuẩn bị là tiếng Anh. Hiện nay có 2 bằng ngoại ngữ chính là IELTS và TOEFL iBT. IELTS có lịch sử lâu đời và đã nhiều năm nay vẫn chưa thay đổi ở cách thi trong khi đó TOEFL iBT là phiên bản mới nhất của TOEFL PBT. TOEFL iBT trú trọng đến nghe khá nhiều, do đó bạn nào có ý đi du học Mỹ thì nên luyện nghe nhiều nhiều lên nha.

IELTS thì vẫn thi 4 phần: Listening - Reading - Writing - Speaking. Thứ tự các môn thi giống như vậy.
- Listening

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

[Thủ thuật] Hướng dẫn vào FB trên HĐH Windows, Mac OS





* Cách đơn giản để vô facebook trên windows là dùng phần mềm UltraSurf. Download miễn phí tại địa chỉ: http://www.ultrareach.com/
* Cách trên tuy tiện lợi nhưng sẽ làm cho tốc độ truy cập giảm đi chút đỉnh :) . Nhưng không sao, bạn vẫn còn một cách là đổi tập tin host. Thật sự các ISP ở Việt Nam không cấm triệt để như ở Trung Hoa mà chỉ đơn giản là tên miền www.facebook.com không được phân giải thành địa chỉ IP (đọc bài này: http://www.howstuffworks.com/dns.htm để biết tại sao địa chỉ website cần phải phân giải).

- Cách đổi file host trên Windows

Truy xuất đến C:\Windows\System32\drivers\etc , kiếm file hosts, mở bằng Notepad hoặc Text Editor nào cũng được.
Chèn vào cuối file các dòng sau:



69.171.224.40 www.facebook.com
69.171.224.40 register.facebook.com
69.171.224.40 www.logins.facebook.com
69.171.224.40 facebook.com
153.16.15.71 blog.facebook.com
153.16.15.71 logins.facebook.com
153.16.15.71 login.facebook.com
153.16.15.71 apps.facebook.com
153.16.15.71 upload.facebook.com
69.171.224.40 graph.facebook.com
69.171.224.40 photos-a.ak.fbcdn.net
69.171.224.40 photos-b.ak.fbcdn.net
153.16.15.71 photos-c.ak.fbcdn.net
153.16.15.71 photos-d.ak.fbcdn.net
153.16.15.71 photos-e.ak.fbcdn.net
153.16.15.71 photos-f.ak.fbcdn.net
153.16.15.71 photos-g.ak.fbcdn.net
153.16.15.71 photos-h.ak.fbcdn.net
69.171.224.40 static.ak.connect.facebook.com
69.171.224.40 static.ak.fbcdn.net
153.16.15.71 b.static.ak.fbcdn.net
153.16.15.71 error.facebook.com
69.171.224.40 developers.facebook.com
153.16.15.71 pixel.facebook.com
69.171.224.40 api.facebook.com
153.16.15.71 chanel.facebook.com
153.16.15.71 0.50.chanel.facebook.com
153.16.15.71 external.ak.fbcdn.net
153.16.15.71 profile.ak.fbcdn.net
153.16.15.71 creative.ak.fbcdn.net
69.171.224.40 platform.ak.fbcdn.net
69.171.224.40 platform.facebook.com
69.171.224.40 m.facebook.com




Ý nghĩa của file trên rất đơn giản. Khi trình duyệt gặp tên miền facebook.com, thay vì trình duyệt phải hỏi lên DNS Server, thì có thể dùng thông tin trong file hosts để truy cập trực tiếp. Trong trường hợp này, trình duyệt sẽ truy cập đến 69.171.224.40 . Các IP này có thể sẽ thay đổi và nhiệm vụ của bạn là phải tìm được đúng địa chỉ ip để thay đổi. Mình sẽ cố gắng update thường xuyên.



- Cách đổi file host trên Mac

B1. Mở Terminal
B2. Nhập sudo nano /private/etc/hosts, Enter
B3. Nhập Password, sau đó file hosts sẽ được mở ra trong Terminal
B4. Tìm dòng 255.255.255.255 broadcasthost và paste đoạn IP và địa chỉ trên vào
B5. Save file hosts bằng cách nhấn Control-O, Enter, và cuối cùng thoát Control-X

Ai không biết cách để lưu tập tin này thì có thể hỏi mình theo địa chỉ email dotri84@yahoo.com.

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

[Kinh nghiệm] Dấu hiệu của một sự nghiệp đang chững lại





- Vai trò và trách nhiệm công việc của bạn không thay đổi trong nhiều năm qua
- Bạn "nhảy việc" nhiều lần nhưng không có sự thay đổi về chức vụ cũng như lương thưởng
- Bạn không thể học được một kỹ năng hay điều gì đó mới mẻ về lĩnh vực của mình trong thời gian qua
- Những người được tuyển dụng sau bạn lại thăng tiến nhanh hơn bạn
- Bạn không được mời tham gia các cuộc họp hay thảo luận quan trọng như trước đây
- Sếp giao cho bạn ít việc hơn
- Bản đánh giá hiệu quả công việc của bạn có những nhận xét như "đáp ứng kỳ vọng của công ty" hay "hoàn thành nhiệm vụ được giao"
- Không ai trong văn phòng/ công ty đề nghị bạn giúp đỡ họ và cũng không ai trong mạng lưới quan hệ nghề nghiệp hỏi xin lời khuyên của bạn
- Bạn cảm thấy sợ phải đi làm vào mỗi sáng
- Người quản lý và đồng nghiệp ít giao tiếp với bạn, do vậy, bạn nhận được ít cuộc gọi và email hơn trước kia
- Bạn tốn nhiều thời gian để phàn nàn về công việc
Nếu có một hay một số dấu hiệu trên, sự nghiệp của bạn đang chững lại, thậm chí có phần thụt lùi. Nhưng đừng lo lắng quá mức, vẫn chưa quá muộn để thúc đẩy sự nghiệp của bạn tiến lên phía trước.
Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:


Nói chuyện với sếp


Debra Yergen, tác giả cuốn sách Để bảo đảm sự ổn định của công ty, nói: "Hãy làm việc với phòng nhân sự và sếp để xác định những điều bạn cần làm để thoái khỏi tình trạng trì trệ hiện tại".
Ngoài ra, hãy nói với sếp rằng bạn đã sẵn sàng cho những thách thức và nhiệm vụ mới. Nếu bạn tiếp tục thầm lặng làm việc một cách trì trệ, sếp và đồng nghiệp sẽ không thể giúp bạn.


Giải tỏa khúc mắc


Alan G. Bauer, chủ tích tập toàn tư vấn Bauer, nói rằng bạn nên đề nghị người quản lý giải đáp những thắc mắc của mình, về tiền lương hay chuyện thăng tiến chẳng hạn. Có thể công ty nợ tiền lương của bạn một thời gian dài hay việc thăng tiến không công bằng là nguyên nhân khiến bạn làm việc kém hiệu quả.
Còn Brad Karch, chủ tịch công ty dịch vụ việc làm JobBound, khuyên bạn nên tìm các biện pháp để làm việc hiệu quả và có chiến lược hơn. Ông nói: "Hãy hỏi người quản lý về khả năng bạn có thể chuyển sang một phòng ban khác để tìm 'một luồng gió' mới ngay ở công ty hiện tại."


Chủ động


Bạn cần chủ động tìm giải pháp để giải quyết vấn đề của chính mình. Bạn có thể học cao lên, tham gia một vài khóa học nghiệp vụ hoặc tình nguyện cho một dự án đòi hỏi các kỹ năng mới.
Rick Dacri, tác giả cuốn sách Quản trị không phức tạp, gợi ý: "Hãy tích cực tham gia vào các tổ chức chuyên nghiệp, ví dụ như đảm nhận vị trí lãnh đạo, diễn thuyết trước đám đông hoặc viết bài cho bản tin của công ty."


Điều chỉnh quan điểm


Thái độ tiêu cực là một trong những nguyên nhân chủ yếu tác động xấu tới sự nghiệp. "Nếu bạn dành phần lớn thời gian của mình để kêu ca về tình cảnh hiện tại, hãy dừng lại trước khi công ty sa thải bạn", Cy Wakeman, tác giả cuốn sách Lãnh đạo dựa trên thực tế, nói.
Hãy xác định điều khiến bạn bất mãn và tìm cách giải quyết. Nếu tình trạng vẫn không được cải thiện, có lẽ bạn nên cập nhật sơ yếu lý lịch của mình và tìm một công việc mới. Mắc kẹt trong một công việc không còn thách thức với mình chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi.

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

[Tiếng Anh - IELTS] Số câu đúng và điểm tương ứng


Multi-level
IELTS is a multi-level exam. You get a score between 1 and 9 for each section. Half scores such
as 6.5 are possible. Universities often demand an IELTS score of 6 or
7. They may also demand a minimum score in each of the 4 sections.


IELTS Listening marking schemes


For the listening test, which contains 40 questions, the approximate band scores can be calculated using this table.





































Band Score 9 8.5 8 7.5 7 6.5 6 5.5 5 4.5 4 3.5 3 2.5
Score / 40 39-40 37-38 35-36 32-34 30-31 26-29 23-25 18-22 16-17 13-15 10-12 8-10 6-7 4-5

IELTS General Reading marking schemes


For the general reading test, which contains 40 questions, the approximate band scores can be calculated using this table.





































Band Score 9 8.5 8 7.5 7 6.5 6 5.5 5 4.5 4 3.5 3 2.5
Score / 40 40 39 37-38 36 34-35 32-33 30-31 27-29 23-26 19-22 15-18 12-14 9-11 6-8

IELTS Academic Reading marking schemes


For the academic reading test, which also contains 40 questions, but is more difficult, the approximate band scores can be calculated using this table.





































Band Score 9 8.5 8 7.5 7 6.5 6 5.5 5 4.5 4 3.5 3 2.5
Score / 40 39-40 37-38 35-36 33-34 30-32 27-29 23-26 19-22 15-18 13-14 10-12 8-9 6-7 4-5

IELTS Writing marking schemes


The two writing questions are marked out of 9 according to the following criteria:

  • Task Achievement

  • Coherence and Cohesion

  • Lexical Resource

  • Grammatical Range and Accuracy


IELTS Speaking marking schemes


The speaking test is also marked out of 9 according to the following criteria:



  • Fluency and coherence

  • Lexical resource

  • Grammatical range and accuracy

  • Pronunciation

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

[Tiếng Anh - Kinh nghiệm] TOEFL and IELTS Conversion Chart




 


















































































TOEFL Paper

TOEFL Computer

TOEFL iBT

IELTS Equivalent

625 - 680

263 - 300

113 - 120

7.5 - 9.0

600

250

100

7.0

575

232

90 - 91

6.5

550

213

79 - 80

6.0

525

196

69 - 70

5.5

500

173

59 - 60

5.0

475

152

49 - 50

4.5

450

133

39 - 40

4.0

425

113

29 -30

3.5

under 425

under 113

less than 29

below 3.5

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

[Hỗ trợ - Xu thế] Bảng xếp hạng các ngôn ngữ lập trình tháng 6/2011

Tiêu điểm tháng 6: Lua một lần nữa đã khiến mọi người phải nhắc đến khi lần đầu tiên trong lịch sử nằm trong top 10

Lập trình ứng dụng trên các thiết bị di động như iPhone/iPad đang là một công việc "hot", được nhiều công ty săn đón. Cùng với trào lưu đó, Objective-C, ngôn ngữ để lập trình cho iPhone/iPad cũng có những bước tiến vững chắc , tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng ngôn ngữ script như Lua cũng ngày càng trở nên phổ biến. Lợi thế chính của Lua là dung lượng chương trình nhỏ và chạy nhanh. Cách đây 1 năm, Apple đã cho phép Lua được chạy trên các hệ thống iOS. Ngày nay, có khá nhiều các chương trình được viết bằng Lua, bao gồm cả Angry Birds.

Các ngôn ngữ script chạy trên nền web truyền thống có một thời gian chật vật. Chúng nhanh chống đánh mất thị phần tại thời điểm đó. Có thể thấy rõ điều đó qua sự sụt giảm đáng kể thị phần của PHP, cũng như Ruby và Python vẫn đang có chiều hướng đi xuống.


















































































































































































































Position
June 2011
Position
June 2010
Delta in PositionProgramming LanguageRatings
June 2011
Delta
June 2010
Status
1 2
Java 18.580% +0.62%   A
2 1
C 16.278% -1.91%   A
3 3 C++ 9.830% -0.55%   A
4 6
C# 6.844% +2.06%   A
5 4
PHP 6.602% -2.47%   A
6 5
(Visual) Basic 4.727% -0.93%   A
7 10
Objective-C 4.437% +2.07%   A
8 7
Python 3.899% -0.20%   A
9 8
Perl 2.312% -0.97%   A
10 20
Lua 2.039% +1.55%   A
11 12
JavaScript 1.501% -0.58%   A
12 11
Ruby 1.484% -0.61%   A
13 9
Delphi/Object Pascal 1.070% -1.50%   A
14 16
Lisp 0.935% +0.28%   A
15 15 Pascal 0.731% +0.00%   A
16 -
Assembly* 0.673% -   B
17 21
Transact-SQL 0.651% +0.16%   B
18 25
RPG (OS/400) 0.637% +0.22%   B
19 23
Ada 0.606% +0.17%   B
20 -
Scheme* 0.579% -   B




Bảng xếp hạng của TIOBE là gì?

Chỉ số TIOBE là một tiêu chí để đánh giá độ phổ biến của các ngôn ngữ lập trình. Chỉ số này được cập nhật hàng tháng. Cách đánh giá dựa trên số lượng lập trình viên sử dụng một ngôn ngữ lập trình nào đó. Nói cách khác nó sẽ cho ta biết xu hướng tuyển dụng cũng như nhu cầu công việc đối với một ngôn ngữ lập trình nào đó. Các cỗ máy tìm kiếm phổ biến như Google, Bing, Yahoo!, Wikipedia, YouTube và Baidu được dùng cho việc đánh giá.

Một lưu ý khác là chỉ số TIOBE không cho biết ngôn ngữ lập trình nào là tốt nhất cũng như ngôn ngữ nào được dùng để viết ra nhiều dòng lệnh nhất.